Làm gì khi người nhà lên cơn động kinh

“Con trai tôi 14 tuổi, thường lên cơn động kinh. Khi cháu bị co giật, vợ chồng tôi rất sợ, thường phải ghì cháu cho đỡ giật và ngáng đũa hoặc đưa khăn vào miệng cháu để khỏi cắn vào lưỡi. Cơn giật có thể dẫn tới những biến chứng gì và chúng tôi cần chăm sóc cháu như thế nào khi cơn đang diễn ra?”.

Trả lời:

Những biến chứng và tai nạn có thể gặp ở động kinh là:

- Cắn phải lưỡi và hư hại răng.

- Viêm phổi do hít phải dớt dãi.

- Gãy xương, thường gặp ở xương cổ.

- Tổn thương não do cơn kéo dài làm não thiếu ôxy.

- Ngừng thở do tắc nghẽn đường thở.

- Chấn thương cơ thể do va đập.

Khi bệnh nhân lên cơn co giật, người nhà cần xử lý theo các hướng dẫn sau:

- Bình tĩnh đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, tránh để va đập vào các vật dụng đồ đạc xung quanh, gây thương tích.

- Đặt bệnh nhân lên gối hoặc cuộn quần áo mềm để tránh gây thương tích cho hộp sọ trong cơn co giật mạnh.

- Nới lỏng quần áo, đặc biệt là ở vùng cổ và ngực để giúp bệnh nhân dễ thở. Đầu ở tư thế hơi ngả ra sau.

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng để dớt dãi không lọt vào đường thở. Tuyệt đối không đưa bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân, vừa nguy hiểm cho người nhà và cho cả bệnh nhân nếu tiếp diễn một cơn co giật mới. Trước đây, với mục đích ngăn người bệnh cắn phải lưỡi khi lên cơn, mọi người có thói quen ngáng đũa ngang miệng. Đây là một việc làm vô ích vì nếu bệnh nhân cắn vào lưỡi thì hiện tượng đó xảy ra ngay từ lúc khởi phát cơn, người nhà không kịp can thiệp.

- Không được ôm ghì hoặc dằn bệnh nhân xuống giường, nền nhà. Điều đó không làm dịu cơn co giật mà cản trở sự hô hấp của bệnh nhân và có khả năng kích thích thêm cơn giật.

Trong cơn giật của bệnh nhân, cần có người túc trực bên cạnh để theo dõi và xử lý các tình huống kịp thời. Khi cơn co giật chấm dứt, cần tìm cách động viên, ổn định tinh thần người bệnh.

Đa số các trường hợp động kinh tự dứt mà không cần dùng thuốc, sau cơn không nhất thiết phải chuyển đi cấp cứu nếu bệnh đã xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các cơn co giật dạng động kinh có thể là dấu hiệu của một bệnh quan trọng như biến chứng của bệnh tiểu đường, rối loạn thăng bằng điện giải, chấn thương sọ não, u não hoặc các hiện tượng nhiễm trùng não và màng não… Vì vậy, bệnh nhân cần phải được kiểm tra thăm khám khi ở một trong các tình huống sau:

- Cơn co giật kéo dài quá 5 phút.

- Bệnh nhân lên cơn lần đầu, trong tiền sử không hề có biểu hiện của động kinh.

- Cơn tái phát sau khi đã dứt cơn.

- Có triệu chứng khó thở hoặc chấn thương sau cơn.

- Bệnh nhân đang mang thai hoặc có bệnh tiểu đường.

________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Design By HD